Hiệu quả giống tôm càng xanh Đồng Tháp

Đồng Tháp hiện có 24 cơ sở sản xuất và 1 cơ sở kinh doanh cung cấp khoảng 134 triệu Post/năm, đáp ứng 85% nhu cầu con giống trong tỉnh. Dự kiến, năm 2014 Đồng Tháp có thể tự cung cấp con giống.

Ảnh: Thanh Nhã
Ảnh: Thanh Nhã

Chú trọng chất lượng giống

Theo Sở NN&PTNT Đồng Tháp, tính đến ngày 6/12/2012, diện tích nuôi tôm càng xanh (TCX) trên toàn tỉnh là 1.291,61 ha. Trong đó, huyện Tam Nông diện tích lớn nhất 752,8 ha; huyện Lấp Vò 185,66 ha, Cao Lãnh 107,05 ha.

Thống kê trong toàn tỉnh, sản lượng TCX năm 2012 ước đạt 1.633,34 tấn; năng suất ước 1,26 tấn/ha, giảm 0,3 tấn/ha so với năm 2011; chủ yếu tiêu thụ nội địa.  Năng suất giảm do dịch bệnh trên tôm gia tăng, mực nước lũ thấp gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tốc độ sinh trưởng của tôm. Nhiều hộ nuôi tôm vào mùa nghịch, chất lượng tôm giống không đảm bảo, dẫn đến tôm chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao.

UBND tỉnh Đồng Tháp, định hướng phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh đến năm 2015 là 4.000 ha; chủ yếu thực hiện mô hình nuôi TCX trên chân ruộng vào mùa lũ (một vụ lúa một vụ tôm). Năm 2013, tỉnh dự định đưa diện tích nuôi TCX lên 1.300 ha, tăng gần 800 ha so với năm 2012.

Công tác quản lý con giống được Đồng Tháp ưu tiên chú trọng, thông qua những đợt tập huấn nâng cao trình độ sản xuất giống theo quy trình kỹ thuật tiên tiến. Tỉnh còn tăng cường chuyển giao quy trình sản xuất giống (Quy trình nước xanh cải tiến có sử dụng chế phẩm sinh học do Trường Đại học Cần Thơ chuyển giao, quy trình nước trong tuần hoàn do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản chuyển giao và nhiều quy trình khác); tổ chức kiểm tra chất lượng đàn tôm mẹ trước khi đưa vào sản xuất; hỗ trợ cấp giống tôm bố mẹ đã qua gia hóa để thay đổi đàn tôm bố mẹ kém chất lượng hiện nay.

Tỉnh còn giám sát công tác kiểm tra thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống với vai trò là đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp và người nuôi, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, kịp thời xử lý cơ sở kinh doanh trái phép, không đủ điều kiện sản xuất…

Điển hình Tam Nông

Tam Nông có mô hình nuôi TCX năng suất cao, trở thành “thủ phủ” của mô hình nuôi TCX  trên ruộng lúa mùa nước nổi trên 7 năm liên tục. Có diện tích nuôi thả nhiều trong huyện là các xã Phú Thành B, Phú Thọ, An Long và thị trấn Tràm Chim. Diện tích nuôi tôm của huyện liên tục tăng. Năm 2010, toàn huyện có 131 hộ nuôi và 701 ha diện tích nuôi TCX mùa nước nổi, chiếm 41,6% diện tích nuôi TCX mùa nước nổi của tỉnh. Năm 2011, toàn huyện có 128 hộ thả nuôi và 808 ha diện tích nuôi TCX trong mùa nước nổi (tăng hơn 100 ha so với năm 2010). Năm nay, diện tích nuôi TCX toàn huyện 800 ha; năng suất trung bình 1,3 - 1,6 tấn/ha. Dự kiến năm 2015, toàn huyện đạt 3.000 ha TCX mùa nước nổi.

Nghề nuôi TCX ở Tam Nông phát triển ngày càng vững mạnh. Đã hình thành vùng nguyên liệu theo hướng tập trung sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chất lượng tốt, sạch, ổn định, bền vững; đăng ký logo, thương hiệu độc quyền TCX Tam Nông; ký hợp đồng với doanh nghiệp để thu mua tôm với giá có lợi cho người nuôi. Tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa mô hình hợp tác xã TCX gắn với mô hình chuyển giao công nghệ, ổn định thu mua sản phẩm cho người nuôi.

Theo các nhà khoa học và nhiều người nuôi tôm ở huyện Tam Nông: Nuôi TCX trên ruộng mùa nước nổi giúp tăng vòng quay của đất lên 2 - 3 lần/năm, tăng độ phì nhiêu và giá trị sử dụng đất, giảm thoái hóa đất, bảo vệ môi trường...

Lãnh đạo Sở  NN&PTNT Đồng Tháp cho biết thêm: Trong chiến lược phát triển các vùng nuôi, tỉnh dự kiến tập trung đầu tư vào huyện Tam Nông theo hướng đẩy mạnh chính sách quản lý của Nhà nước, gắn kết người mua tôm giống theo hợp đồng kí kết giữa DN và người nuôi; khuyến khích DN thu mua sản phẩm và xuất khẩu với giá cao, không để tư thương ép giá, tạo niềm tin cho người nuôi trong hỗ trợ đầu ra sản phẩm.

>> Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2020 diện tích nuôi tôm càng xanh tăng lên 6.000 ha, sản lượng 9.600 tấn với 1.000 hộ dân tham gia; đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm, nâng cao các yếu tố kỹ thuật nuôi, nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 18/01/2013
Dương Thảo

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 08:00 28/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 12:27 29/05/2024

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá mú, cá chẽm

Cá chẽm, cá mú là loài các cá có sức đề kháng tốt, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất trong nuôi thương phẩm, điều quan trọng là công tác quản lý phòng bệnh cá phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, trong đó quản lý môi trường nước nuôi và chất lượng thức ăn rất quan trọng, quyết định hơn 50% thành công trong nghề nuôi cá chẽm.

Cá mú
• 12:27 29/05/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 12:27 29/05/2024

Loài cá sống nhờ vào sự hợp tác của các khác

Giới thiệu về loài cá ép Cá ép, còn được gọi là cá bám tàu hay cá giác mút, là một họ cá có thân hình dài với đặc điểm nổi bật là cơ quan giác mút trên đỉnh đầu, được biến đổi từ vây lưng. Cơ quan này cho phép cá ép bám chặt vào các loài sinh vật biển lớn hơn như cá mập, cá voi, rùa biển, thậm chí cả tàu thuyền.

Cá ép
• 12:27 29/05/2024

Ảnh hưởng của độ cứng đến ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong ao tôm, vấn đề về độ cứng của nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước trong ao tôm không chỉ là môi trường sống của loài tôm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và chất lượng sản phẩm cuối cùng. Độ cứng của nước - một yếu tố không thể bỏ qua chính là điểm khởi đầu quan trọng trong việc hiểu và quản lý hệ thống ao nuôi tôm hiệu quả

Ao nuôi tôm
• 12:27 29/05/2024
Some text some message..